Chú thích Lương Khải Siêu

  1. Theo Dương Quảng Hàm thì năm sau Lương Khải Siêu đi thi Hội nhưng không đỗ (Việt Nam văn học sử yếu, tr. 403). Ngược lại, Nguyễn Hiến Lê cho rằng ông thi đỗ Tiến sĩ tại Bắc Kinh vào năm 1891 (Văn học Trung Quốc hiện đại, tr. 61). Còn các sách khác (đã dẫn ở mục tham khảo) thì không nói đến việc này.
  2. Xem chi tiết ở trang Chiến tranh Thanh-Nhật.
  3. Theo Lịch sử thế giới cận đại (tr. 349) và Sử Trung Quốc (Tập 2, tr. 271).
  4. Ông Đồng Hòa (1830-1904), là người ở tỉnh Giang Tô. Năm 1856, ông thi đỗ Trạng nguyên, được cử làm Sư phó dạy Hoàng đế Đồng Trị, và sau đó là Hoàng đế Quang Tự. Ông chính là người tiến cử Khang Hữu Vi lên Hoàng đế, và cũng là người nhiệt tình ủng hộ cuộc biến pháp duy tân. Theo Thơ văn cổ Trung Hoa - mảnh đất quen mà lạ (Nhà xuất bản Giáo dục, 1999, tr. 414) và Phổ Nghi - Nửa đời đã qua [Hồi ký] (nhà xuất bản Thanh Niên, 2009, tr. 20).
  5. Theo Nguyễn Hiến Lê, thì Khang Hữu Vi đã dâng thư lên Hoàng đế cả thảy 7 lần, nhưng đến lần thứ 7, thư mới đến tay Hoàng đế (Văn học Trung Quốc hiện đại, tr. 57).
  6. Theo Lịch sử thế giới cận đại, tr. 350.
  7. Kinh khanh giống như chức Quốc vụ khanh trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa (giải thích của Nguyễn Hiến Lê, Đại cương văn học sử Trung Quốc, tr. 660).
  8. Theo Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc (Tập 2, tr.272).
  9. Thái hậu Từ Hi còn muốn bắt Quang Tự thoái vị để đưa một người khác lên thay. Nhưng vì công sứ các nước đều phản đối, Hoa kiều ở hải ngoại đánh điện về ủng hộ nhà vua, nên bà dừng việc ấy lại. Tuy nhiên, kể từ đó Từ Hi càng thêm ghét ngoại nhân vì đã mớm cho Trung Quốc những ý tưởng về dân chủ, dân quyền mà bà cho là phản động...Đây là một trong số nguyên nhân gây ra phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (1899-1901) mà sử cũ gọi là nạn Quyền phỉ (theo Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, Tập 2, tr. 274).
  10. Theo Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc (Tập 2, tr. 273). Lịch sử thế giới cận đại ghi Bách nhật duy tân bắt đầu từ 11 tháng 6 năm 1898 đến 21 tháng 9 cùng năm (tr. 352). Trung Quốc sử lược ghi bắt đầu và kết thúc sớm hơn một ngày (tr.428).
  11. Theo Phan Khoang (Trung Quốc sử lược, tr.441), Nguyễn Hiến Lê (sử Trung Quốc, Tập 2, tr. 283). Tuy nhiên, Dương Quảng Hàm thì cho rằng sau khi đi du lịch hoàn cầu, trở về Nhật làm Tân dân tùng báo, Lương Khải Siêu từ bỏ chủ nghĩa bảo hoàng (là chủ nghĩa của thầy) để theo chủ nghĩa cộng hòa (tr. 403).
  12. Thanh đình dự bị 9 năm mới hoàn thành hiến pháp. Rõ ràng là họ không thành tâm chút nào (lời phê này và chi tiết này đều căn cứ theo Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, Tập 2, tr. 285).
  13. Tác phẩm Việt Nam vong quốc sử được Lương Khải Siêu đề tựa và in giúp. Sau khi sách này gây được tiếng vang, Phan Bội Châu còn viết thêm nhiều tác phẩm khác, cũng nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng. Xem thêm ở đây
  14. Sau đó, Khang Hữu Vi làm quân sư cho Trương Huân. Khi Lê Nguyên Hồng thoái vị, Trương Huân bèn đưa Phổ Nghi trở lại ngôi. Bị Đoàn Kỳ Thụy mang quân về đánh, Trương Huân thua phải trốn vào sứ quán Hà Lan. Cuộc phục tích chưa được mười ngày đã chấm dứt. Kể từ đó, Khang Hữu Vi chỉ còn ngồi viết thơ văn và đóng vai trò "di lão triều Thanh", lãnh một số trợ cấp nhỏ của chính phủ, rồi chết trong cô đơn năm 1927 (theo Nguyễn Hiến Lê, Văn học Trung Quốc hiện đại, tr. 57).
  15. Theo Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc (Tập 3, tr. 21).
  16. Hiện chưa tìm được bảng thống kê đầy đủ các phẩm của Lương Khải Siêu. Tạm thời, ở đây căn cứ theo Nguyễn Hiến Lê (chương viết về Lương Khải Siêu in trong Văn học Trung Quốc hiện đại, tr. 60-69) và Nguyễn Huệ Chi trong Từ điển văn học (bộ mới, tr. 896-897).
  17. Đại cương văn học sử Trung Quốc (tr. 660-661) và Văn học Trung Quốc hiện đại (tr. 69). Nói về tài văn Lương Khải Siêu, GS. Dương Quảng Hàm cũng có lời tương tự: Ông là một văn sĩ có thiên tài, lời hoạt bát, giọng nồng nàn khiến cho người đọc rất cảm động...(tr. 103).
  18. Nguyễn Huệ Chi, Từ điển văn học (bộ mới), tr. 896-897.